Làm thế nào để luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Là một người nội trợ, bạn luôn mong muốn đem lại cho gia đình mình những bữa cơm ngon miệng. “Cơm không rau như đau không thuốc”, bởi lẽ đó, rau rất quan trọng.
Rau muống
Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.
Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.
Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
Giá đỗ
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ.
Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại.
Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước màu mờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen… là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.
Rau bí
Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen… là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.
Các loại quả đậu (Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván…)
Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.